Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện nhà ở

Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện nhà ở

Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện là một trong nhưng yếu tố không thế thiếu trong việc bảo vệ cho nhà ở, các trung tâm thương mại, trang trại, trường học, bệnh viện, hệ thống trung tâm dữ liệu viễn thông….Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện gồm bao nhiêu loại và những thiết bị quan trọng nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:

Phân loại thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện nhà ở

Trong các thiết bị điện hiện nay, Hệ thống điện AC và DC là 2 dòng điện được ứng dụng rất phổ biến,  từ TV, tủ lạnh đến máy tính, máy móc công nghiệp,…

Bảo vệ chống sét lan truyền cần phải tập trung vào 2 hệ thống điện này để bảo vệ an toàn cho tính mạng con người và tài sản. Như vậy thiết bị chống sét được chia là 2 loại: chống sét lan truyền cho hệ thống điện 1 pha và chống sét lan truyền cho hệ thống điện 3 pha.

Thiết bi điện AC 1 pha thường có 2 đầu dây điện cùng nối với nguồn. Chiều của dòng điện chạy trong mạch sẽ thay đổi luân phiên theo thời gian và tùy vào tần số (F) của nguồn điện. Hiện nay, các dòng điện có hiệu điện thế 220V được cấp cho từng hộ gia đình chính là dòng điện xoay chiều 1 pha (2 dây pha và 1 dây trung tính). Vì vậy thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện 1 pha sẽ có 2 cực L, N và cực đấu nối tiếp địa PE nhằm dẫn xung sét lan truyền xuống đất, bảo vệ thiết bị trong lưới điện.

Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện nhà ở

Hệ thống điện 3 pha thường có 3 dây nóng và 1 dây lạnh, tạo thành một hệ thống gồm 3 dòng điện xoay chiều 1 pha có chung biên độ, tần số, dùng chung 1 dây trung tính nhưng lệch pha. Hệ thống 3 pha thông dụng tại Việt Nam là 380V. Vì vậy thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện 3 pha sẽ thường 4 cực L1, L2, L3, N và cực đấu nối tiếp địa PE nhằm dẫn xung sét lan truyền xuống đất, bảo vệ thiết bị trong lưới điện.

Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện nhà ở

  • Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện DC

Tại Việt Nam, hệ thống điện DC phổ biến nhất là hệ thống điện năng lượng mặt trời. Các thành phần cơ bản cấu tạo nên hệ thống điện DC năng lượng mặt trời bao gồm: Các tấm pin mặt trời, Biến tần chuyển đổi điện (inverter), sạc năng lượng mặt trời, hệ thống ắc quy lưu trữ. Mỗi bộ phận này đóng một vai trò quan trọng khác nhau giúp tạo nên một hệ thống điện mặt trời hoạt động hiệu quả nhất. Những thiết bị này thường có giá trị rất cao, phải tốn kém nhiều chi phí để sửa chữa thay thế nếu bị sét đánh. Vì vậy Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện DC là 1 trong những thanh phần rất quan trọng.

Vậy ta nên lựa chọn thiết bị chống sét cho đường dây DC là nơi dẫn sét lan truyền xuống inverter để tránh gây cháy nổ cho inverter. Ban tham khảo thêm mô hình lắp đặt cắt sét lan truyền theo hình sau:

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HUY HOÀNG

Còn vấn đề nữa là đường sét lan truyền có thể đi từng đường dây EVN ( điện lực ) vào nhà bạn làm gây hung hỏng thiết bị điện tử và cả inverter solar bạn đang lắp bạn có tham khảo vị trí lắp đặt theo sơ đồ dưới đây :

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ HUY HOÀNG

Vậy chọn loại nào tốt cho hệ thống điện của bạn ?.  Hãng Prosurge là một thương hiệu đến từ Mỹ sản phẩm được cấp chứng Chỉ UL 1449 4th ( Mỹ )  Công ty Chuyên nghiên cứu và phát triển Chống sét lan truyền ( SPD ) .sản Phẩm có mặt trên 60 Quốc Gia trên Thế Giới, Với nhiều sản phẩm SPD phù hợp cho năng lượng mặt trời. Bạn có thể tham khảo lựa chọn.

Những thông số quan trọng của thiết bị chống sét lan truyền

Thông số cơ bản:

– Uc : Điện áp hoạt động liên tục lớn nhất

Đây là điện áp AC hoặc DC liên tục chạy qua khi thiết bị chống sét lan truyền sẽ hoạt động. Giá trị này được chọn theo điện áp định mức điện áp lưới điện của hệ thống.

– Up : Cấp bảo vệ điện áp (tại In )

Đây là điện áp tối đa trên các cực của Thiết bị chống sét lan truyền khi nó hoạt động. Điện áp này đạt được khi dòng điện chạy trong Thiết bị chống sét lan truyền bằng In . Mức điện áp bảo vệ  thường được chọn thấp hơn khả năng chịu quá áp do sét đánh của tải .

– In : Dòng xả danh định

Đây là giá trị dòng xả danh định mà Thiết bị chống sét lan truyền có khả năng phóng điện 15 lần.

Thiết bị chống sét lan truyền cho hệ thống điện nhà ở
  • Thông số dành riêng cho Thiết bị chống sét lan truyền type 1

– I imp : Dòng xả xung sét trực tiếp

Đây là giá trị dòng xả xung sét có dạng sóng 10/350 μs mà Thiết bị chống sét lan truyền có khả năng phóng điện 5 lần.

– Ifi : Dòng tự động dập tắt theo In

Chỉ áp dụng cho công nghệ khe hở tia lửa điện GDT Spark Gap.

Đây là dòng điện (50 Hz) mà Thiết bị chống sét lan truyền có khả năng tự ngắt sau khi flashover. Dòng điện này phải luôn lớn hơn dòng điện ngắn mạch dự kiến ​​tại điểm lắp đặt.

  • Thông số dành riêng cho Thiết bị chống sét lan truyền type 2

– Imax : Dòng xả tối đa

Đây là giá trị cực đại của dạng sóng 8/20 μs hiện tại mà Thiết bị chống sét lan truyền có khả năng phóng điện một lần.

  • Thông số dành riêng cho Thiết bị chống sét lan truyền type 3

– Uoc : Điện áp hở mạch được áp dụng trong các thiết bị chống sét, lọc sét cấp III (type 3).

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

LH tư vấn thiết bị chống sét